Thứ tự bê tráp cưới hỏi: Ý nghĩa và các điều cần biết khi bê tráp

Bê tráp cưới hỏi không chỉ là một nghi thức quen thuộc trong đám cưới truyền thống Việt Nam, mà còn mang đậm giá trị văn hóa và ý nghĩa gắn kết hai gia đình. Vậy tráp cưới hỏi gồm những gì? Vì sao nghi lễ này lại quan trọng đến vậy? Thứ tự bê tráp ra sao để đúng phong tục? Hãy cùng Gala Center khám phá tất tần tật trong bài viết dưới đây nhé!

Bê tráp đám cưới là gì?

Bê tráp (hay còn gọi là bưng quả) là một phần nghi lễ truyền thống trong lễ ăn hỏi của người Việt. Trong nghi thức này, nhà trai sẽ chuẩn bị các mâm lễ vật, gọi là tráp cưới, được đựng trong các hộp sơn son thếp vàng hoặc mâm đồng, phủ khăn đỏ, rồi giao cho đội bê tráp nam mang đến nhà gái. Song song đó, nhà gái cũng chuẩn bị đội bê tráp nữ để đón nhận tráp từ nhà trai.

Sau khi lễ vật được trao, nhà gái sẽ “lại quả” - tức trả lại một phần lễ vật kèm theo phong bao lì xì như lời cảm ơn và tượng trưng cho sự chia sẻ, gắn bó giữa hai gia đình.

Bê tráp đám cưới là nghi thức truyền thống của hôn lễ Việt Nam

Bê tráp đám cưới là nghi thức truyền thống của hôn lễ Việt Nam

 Ý nghĩa của lễ bê tráp cưới hỏi

Lễ bê tráp không chỉ đơn thuần là nghi thức trao - nhận lễ vật, mà còn mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc. Đây là lời chào hỏi trang trọng từ chú rể và gia đình, với mục đích xin phép được chính thức đón cô dâu về làm dâu con trong nhà. Đồng thời, nghi lễ này cũng đánh dấu sự đồng thuận của hai bên gia đình trong chuyện hôn nhân đại sự.

Những mâm tráp đầy đủ, được chuẩn bị chỉn chu không chỉ thể hiện lòng thành, sự tôn kính và chu đáo của nhà trai, mà còn gửi gắm theo đó những lời chúc phúc tốt đẹp cho đôi uyên ương bước vào hành trình hôn nhân viên mãn. Việc nhà gái đón nhận lễ và “đáp lễ” lại cũng là cách thể hiện sự trân trọng, tiếp nhận tình cảm, mở đầu cho mối quan hệ thông gia gắn kết lâu dài giữa hai bên.

Lễ bê tráp đám cưới mang nhiều ý nghĩa sâu sắc

Lễ bê tráp đám cưới mang nhiều ý nghĩa sâu sắc

Đội hình bê tráp đám cưới gồm những ai?

Trong nghi thức bê tráp truyền thống, đội hình bưng tráp là những người được lựa chọn từ hai bên gia đình, thường là bạn bè, người thân chưa lập gia đình của cô dâu và chú rể. Đội hình này không chỉ góp phần tạo nên sự trang trọng cho buổi lễ, mà còn mang ý nghĩa biểu tượng về sự đồng hành, chúc phúc và lan tỏa niềm vui. Cụ thể:

Đội bê tráp cưới hỏi của nhà trai

Đội bê tráp nhà trai là nhóm các chàng trai trẻ tuổi, khỏe mạnh, diện trang phục lịch sự (thường là áo dài truyền thống, vest hoặc áo sơ mi trắng), chịu trách nhiệm mang lễ vật sang nhà gái. Dàn bưng lễ nhà trai đại diện cho sự tôn trọng, thành ý và “lực lượng hộ tống” chú rể trong ngày lễ ăn hỏi.

Đội bê tráp của hỏi nhà gái

Đội bê tráp nữ là nhóm các cô gái trẻ, duyên dáng, được lựa chọn để đón nhận tráp lễ từ đội nhà trai. Đội hình bưng lễ nhà gái sẽ mặc đồng bộ, lịch sự, thường là áo dài cùng tông màu, tạo nên sự đồng đều và trang trọng cho nghi lễ. Đội bê tráp cưới hỏi nhà gái có nhiệm vụ đón nhận lễ vật từ nhà trai.

Số lượng người bê tráp thường là số chẵn (4, 6, 8…), tùy vào số lượng tráp lễ đã được hai bên thống nhất từ trước. Đôi bên sẽ đảm bảo số lượng tương xứng để tạo nên sự đồng điệu, hài hòa trong đội hình.

Đội hình bê tráp cưới hỏi gồm dàn nhà trai và dàn nhà gái

Đội hình bê tráp cưới hỏi gồm dàn nhà trai và dàn nhà gái

Chọn đội bê tráp đám cưới hỏi cần lưu ý gì?

Đội hình bưng tráp không chỉ giúp buổi lễ ăn hỏi thêm phần trang trọng mà còn góp phần tạo nên những khung hình đẹp mắt và đồng đều. Vì vậy, việc lựa chọn đội bê tráp cần được chuẩn bị kỹ lưỡng với những lưu ý sau:

Trang phục đồng bộ và phù hợp văn hóa

Trang phục của đội bê tráp nên phản ánh sự trang trọng, lịch sự và giữ được nét truyền thống của văn hóa cưới hỏi Việt Nam.

- Đối với đội bê tráp nhà trai, trang phục phổ biến là áo sơ mi trắng kết hợp với quần âu, cà vạt, giày tây đồng bộ. Ngoài ra, một số gia đình chọn áo dài truyền thống cho đội nam để tăng tính trang nghiêm và gợi lại không khí cưới xưa.

- Đối với đội bê tráp nhà gái, áo dài (truyền thống hoặc cách tân) luôn là lựa chọn ưu tiên, giúp tôn lên sự duyên dáng, nữ tính và hài hòa. Kiểu dáng và màu sắc của trang phục đội hình bưng tráp nên đồng nhất giữa các thành viên để tạo nên tổng thể chỉnh chu, đẹp mắt trong từng khoảnh khắc chụp hình.

Dù chọn trang phục nào thì nhà trai và nhà gái cũng cần thống nhất phong cách giống nhau. Chẳng hạn, nếu nhà gái chọn áo dài hồng thì nhà trai cũng cần mang trang phục áo dài hồng để tạo sự hài hoà, đồng điệu.

Chiều cao và vóc dáng cân đối

Sự đồng đều trong ngoại hình sẽ giúp đội hình bê tráp tạo nên ấn tượng hài hòa và đẹp mắt.

- Chiều cao: Ưu tiên chọn người có chiều cao gần tương đương nhau, lý tưởng nhất là thấp hơn cô dâu - chú rể một chút để cặp đôi chính được nổi bật khi lên hình. Nếu chiều cao lệch nhiều, có thể “chữa cháy” bằng trang phục đơn giản, ít họa tiết để giảm sự chú ý.

- Vóc dáng: Nên chọn các thành viên có vóc dáng tương đối đồng đều. Tránh đặt người gầy cạnh người tròn trịa, điều này dễ khiến đội hình mất cân xứng khi di chuyển hoặc chụp ảnh.

Số lượng người bê tráp đám cưới

Số lượng người bê tráp sẽ tương ứng với số tráp lễ được nhà trai chuẩn bị và thường tuân theo phong tục từng vùng miền:

- Miền Bắc thường dùng số lẻ: 3, 5, 7, 9, 11 tráp - tượng trưng cho sự phát triển và dư dả.

- Miền Nam lại chuộng số chẵn: 6 hoặc 8 tráp - mang ý nghĩa may mắn, trọn vẹn và phát tài.

Quan niệm truyền thống - chọn người chưa lập gia đình

Theo phong tục xưa, đội bê tráp nên là người chưa lập gia đình để giữ được ý nghĩa nguyên vẹn của nghi lễ. Đồng thời, việc trao lì xì giữa hai đội còn ngầm mang ý nghĩa "se duyên", gửi gắm lời chúc may mắn đến những người còn độc thân.

Chọn đội hình bê tráp cưới hỏi cần chỉn chu về số lượng, chiều cao và vóc dáng

Chọn đội hình bê tráp cưới hỏi cần chỉn chu về số lượng, chiều cao và vóc dáng

Chuẩn bị lễ vật gì cho bê tráp cưới hỏi?

Lễ vật trong lễ bê tráp cưới hỏi (hay còn gọi là tráp lễ, sính lễ ăn hỏi) là những món quà mang tính biểu tượng mà nhà trai chuẩn bị để gửi đến nhà gái. Mỗi tráp đều mang một ý nghĩa biểu tượng thiêng liêng, thể hiện sự thành tâm, tôn trọng và chúc phúc cho hạnh phúc lứa đôi. Tùy theo vùng miền, số lượng tráp và lễ vật có thể khác nhau, nhưng về cơ bản sẽ bao gồm các món sau:

- Trầu cau: Không thể thiếu trong bất kỳ lễ ăn hỏi truyền thống nào, trầu cau tượng trưng cho sự gắn bó keo sơn, thủy chung son sắt trong hôn nhân. Lượng trầu cau được chuẩn bị thường là 105 quả cau (15 chục) theo quan niệm "trầu là đầu câu chuyện".

- Rượu - trà - thuốc: Ba lễ vật này tượng trưng cho sự giao lưu, kết nối giữa hai gia đình, đồng thời thể hiện sự hiếu khách và tôn trọng của nhà trai.

- Bánh phu thê hoặc bánh cốm: Là biểu tượng của tình duyên hòa hợp, vợ chồng gắn bó. Ở miền Bắc thường dùng bánh phu thê hoặc bánh cốm, trong khi miền Nam hay chọn bánh su sê, bánh in,…

- Trái cây tươi: Một mâm trái cây đẹp mắt với các loại quả ngũ sắc tượng trưng cho phúc – lộc – thọ – an – khang. Cần chọn những loại quả tươi, hình dáng đẹp, màu sắc hài hòa.

- Xôi hoặc heo quay (tùy vùng miền): Ở miền Nam, heo quay nguyên con thường được dùng như một sính lễ quan trọng. Ở miền Bắc hoặc miền Trung, có thể thay thế bằng xôi gấc, tượng trưng cho sự đủ đầy, viên mãn.

- Trang sức (nếu có): Một số gia đình sẽ chuẩn bị riêng một tráp đựng vàng cưới, nhẫn, vòng cổ,… để nhà trai chính thức trao cho cô dâu trong lễ ăn hỏi.

- Tiền nạp tài: Tùy theo thỏa thuận giữa hai bên gia đình, tráp tiền dẫn cưới sẽ được chuẩn bị và đặt trang trọng trong phong bì hoặc hộp lễ.

- Tráp long phụng (tráp rồng phượng): Là tráp lễ được trang trí cầu kỳ thành hình rồng và phượng, biểu tượng cho sự hài hòa âm dương, hạnh phúc viên mãn và cuộc hôn nhân bền chặt. Tráp long phụng thường được sắp từ bánh, trái cây hoặc cau trầu, và thường được dành riêng cho các lễ ăn hỏi lớn.

- Tráp hạt sen: Mang ý nghĩa sâu sắc về lòng biết ơn cha mẹ, biểu tượng cho công ơn dưỡng dục sinh thành. Hạt sen còn là biểu tượng của sự thanh khiết và trường tồn như một lời chúc cho hạnh phúc bền lâu.

Ở mỗi vùng miền sẽ có những lễ vật khác nhau cho các tráp cưới hỏi

Ở mỗi vùng miền sẽ có những lễ vật khác nhau cho các tráp cưới hỏi

Thứ tự bê tráp ăn hỏi, sắp xếp sao cho đúng nghi lễ?

Dù số lượng tráp cưới hỏi có thể thay đổi tùy vùng miền và phong tục từng gia đình, nhưng thứ tự bê tráp khi tiến vào nhà gái lại cần tuân theo một trình tự nhất định để đảm bảo tính trang nghiêm, chỉn chu của nghi lễ.

Trước khi xuất phát, chú rể cần chủ động sắp xếp đội hình bê tráp đám cưới theo đúng trình tự để tránh nhầm lẫn, lộn xộn khi đến nơi. Trong đó, một số tráp có vị trí cố định mang tính biểu tượng, còn lại có thể linh hoạt điều chỉnh để đảm bảo đội hình cân đối, thuận tiện.

Lễ ăn hỏi 5 tráp

Với số lượng lễ vật gọn gàng, đội hình bê tráp thường sắp xếp như sau:

1. Tráp trầu cau

2. Tráp rượu - thuốc

3. Tráp chè hoặc mứt sen

4. Tráp bánh phu thê hoặc bánh cốm.

5. Tráp hoa quả 

Lễ ăn hỏi 7 tráp

Thứ tự sắp xếp tương tự lễ 5 tráp, với hai tráp bổ sung thường được xếp sau:

1. Trầu cau

2. Rượu thuốc

3. Chè

4. Mứt hạt sen

5. Bánh

6. Hoa quả

7. Nước ngọt hoặc lễ vật thay thế

Lễ ăn hỏi 9 tráp

Khi số lượng lễ vật nhiều hơn, trình tự đội hình bê tráp sẽ được mở rộng thêm:

1. Trầu cau

2. Rượu thuốc

3. Chè

4. Hạt sen

5. Bánh

6. Hoa quả

7. Nước ngọt

8. Xôi gấc

9. Lợn sữa quay

Các tráp nặng và to như xôi, lợn thường được để cuối đoàn để dễ di chuyển và tạo điểm nhấn.

Lễ ăn hỏi 11 tráp

Với 11 tráp cưới hỏi, mỗi loại lễ vật thường được đặt riêng một mâm, không ghép. Thứ tự thường thấy:

1. Trầu cau

2. Rượu thuốc

3. Chè

4. Hạt sen

5. Bánh cốm

6. Hoa quả

7. Nước ngọt

8. Xôi

9. Lợn quay

10. Bánh đậu xanh hoặc bánh phu thê

11. Tráp phụ khác (bia, bánh ngọt…)

>>> Có thể bạn quan tâm: 6 lễ trong đám cưới truyền thống xưa và nay

Nguyên tắc cần ghi nhớ khi sắp xếp đội hình bê tráp

- Trầu cau luôn được bê đầu tiên, mang tính dẫn lễ.

- Rượu thuốc xếp kế tiếp để thể hiện sự tôn kính với gia đình nhà gái và gia tiên.

- Các tráp chè, bánh, hoa quả xếp sau tùy theo hình thức và độ nặng nhẹ.

- Tráp nặng và cồng kềnh như xôi, heo quay nên xếp cuối để đảm bảo an toàn khi di chuyển.

- Đội hình bê tráp nên được duyệt trước, đặc biệt nếu có yêu cầu quay phim hoặc chụp ảnh.

- Mỗi người bê tráp cần hiểu rõ mình cầm tráp nào, đi vị trí nào, tránh sai sót trong lễ chính.

Tuỳ vào số lượng tráp sẽ có cách sắp xếp thứ tự khác nhau

Tuỳ vào số lượng tráp sẽ có cách sắp xếp thứ tự khác nhau

Quy trình bê tráp cưới hỏi được diễn ra như thế nào?

Mỗi bước trong quy trình đều có ý nghĩa riêng, cần chuẩn bị kỹ lưỡng để buổi lễ diễn ra trang trọng, suôn sẻ và đúng phong tục. 

Dưới đây là các bước chính trong quy trình bê tráp cưới hỏi:

- Chuẩn bị tráp lễ: Hai gia đình thống nhất số lượng, lễ vật, nhà trai chuẩn bị tráp đẹp mắt và đội hình bê tráp ăn mặc đồng bộ, sẵn sàng trao lễ.

- Nhà trai đến nhà gái: Đúng giờ lành, nhà trai di chuyển đến nhà gái, xếp đội hình, chuẩn bị tiến vào trao tráp.

- Trao – nhận tráp: Đội bê tráp hai bên trao và nhận tráp lễ trước cửa, cùng đưa lễ vật vào nhà gái.

- Làm lễ, phát biểu và mở tráp: Hai gia đình ổn định chỗ ngồi, đại diện hai bên phát biểu chúc mừng, bày tỏ mong muốn gắn kết, sau đó mẹ cô dâu và mẹ chú rể cùng mở tráp, xác nhận lễ vật.

- Cô dâu ra mắt: Cô dâu được mời ra chào hai bên họ hàng, chính thức trở thành thành viên tương lai của nhà trai.

- Làm lễ gia tiên: Cô dâu – chú rể thắp hương hoặc lên đèn xin phép tổ tiên nhà gái.

- Thảo luận lễ cưới: Hai gia đình bàn bạc, thống nhất chi tiết cho lễ cưới sắp tới.

- Lại quả và cảm ơn: Nhà gái lại quả cho nhà trai (trả một phần lễ vật). Cô dâu – chú rể trao lì xì cảm ơn đội bê tráp, cùng chụp ảnh lưu niệm.

>>> Lễ lên đèn là gì? Khi nào cô đâu chú rể được lên đèn?

Quy trình bế tráp cưới hỏi được thực hiện theo các bước chỉn chu

Quy trình bế tráp cưới hỏi được thực hiện theo các bước chỉn chu

Các điều cần lưu ý khi bê tráp cưới hỏi

Lễ bê tráp không chỉ là nghi thức trang trọng mà còn mang nhiều yếu tố tâm linh và phong thủy trong văn hóa cưới hỏi Việt Nam. Để đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ, viên mãn và tránh những điều kiêng kỵ có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc sau này của cặp đôi, cần lưu ý các điểm sau:

- Tránh tổ chức vào ngày xấu, năm có nhiều hạn như Kim Lâu (đặc biệt là Kim Lâu Thân (bản thân), Kim Lâu Thê (vợ chồng),..

- Kiêng kỵ lúc lại quả: Không dùng kéo mở tráp, nên mở bằng tay; tráp lại quả chọn số chẵn, đặt ngay ngắn, không úp ngược nắp.

- Sắp xếp đội hình nhà trai: Đi đầu là trưởng đoàn, tiếp đến chú rể, sau đó là đội bê tráp, cuối cùng là họ hàng và bạn bè; thể hiện sự tôn trọng, đúng phong tục.

- Tác phong nghiêm túc: Đội bê tráp giữ thái độ lịch sự, tránh đùa giỡn, không dùng điện thoại khi đang tham gia nghi lễ.

>>> Có thể bạn quan tâm: Những ngày kiêng kỵ cưới hỏi mà bạn nên biết

Bưng tráp cần tuân thủ các lưu ý quan trọng 

Bưng tráp cần tuân thủ các lưu ý quan trọng 

Lời kết

Lễ bê tráp cưới hỏi không chỉ là một nghi thức mang tính hình thức mà còn là biểu tượng văn hóa sâu sắc, thể hiện sự trang trọng, tôn kính và thiện chí giữa hai bên gia đình. Việc sắp xếp đúng thứ tự bê tráp không những giúp buổi lễ diễn ra mạch lạc, suôn sẻ mà còn góp phần tôn vinh giá trị truyền thống trong ngày trọng đại. Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết này của Gala Center sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình, ý nghĩa cũng như các lưu ý cần thiết khi tổ chức lễ bê tráp cưới hỏi, để từ đó chuẩn bị chu đáo và chỉn chu hơn cho một khởi đầu hôn nhân viên mãn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tuổi nào đẹp để cưới 2026 và các tuổi phạm hạn trong năm

>>> Quan niệm và cách tính tuổi kim lâu, tam tai, thái tuế khi xem tuổi cưới hỏi

>>> Chiêm ngưỡng sảnh tiệc cưới đẹp tại Gala Center

Bài viết liên quan

ImageTOP 5+ kiểu tóc cô dâu đẹp cho ngày hỏi và cưới

Khám phá những kiểu tóc cưới đẹp giúp cô dâu rạng rỡ, phù hợp váy cưới và phong cách tiệc, tạo nên diện mạo hoàn hảo cho ngày trọng đại.

ImageTop những bài hát hay trong đám cưới và gợi ý cách chọn nhạc cưới ý nghĩa

Khám phá top bài hát hay cho đám cưới cùng Gala Center. Cách chọn nhạc cưới ý nghĩa cho ngày trọng đại thêm trọn vẹn. Xem ngay!

ImageKhám phá những phong tục trong đám cưới người Hoa

Đám cưới người Hoa là bức tranh tuyệt vời về văn hóa truyền thống. Hãy cùng Gala Center tìm hiểu về các phong tục đám cưới của người Hoa nhé.

bg
Đồng hành
CÙNG KHOẢNH KHẮC
icon

Là một địa điểm lý tưởng có thể biến đổi đa dạng từ tiệc cưới, tiệc cá nhân ấm cúng, sang trọng đến những sự kiện công ty chuyên nghiệp, hoành tráng, Gala Center hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm vô cùng đặc sắc và thú vị.

iconiconicon