13/07/2025
Kinh nghiệm tổ chức tiệc cướiQuan niệm và cách tính tuổi thái tuế, tam tai, kim lâu khi cưới hỏi
Cưới hỏi là sự kiện trọng đại, nên nhiều gia đình Việt vẫn xem tuổi trước khi tổ chức. Ngoài ngày giờ hoàng đạo, ba yếu tố Tam Tai, Kim Lâu, Thái Tuế được đặc biệt quan tâm vì có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc và tài lộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa và cách tính các hạn này. Bài viết sau của Gala Center sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết, tra cứu và áp dụng các quan niệm này khi xem tuổi cưới hỏi.
Vì sao cần xem tuổi trước khi cưới?
Trong văn hóa Việt Nam, xem tuổi cưới hỏi không chỉ là phong tục truyền thống mà còn là sự chuẩn bị tâm lý, gửi gắm mong muốn về một cuộc sống hôn nhân suôn sẻ, hạnh phúc. Ông bà xưa quan niệm: nếu chọn năm, tháng tốt sẽ “cầu lành, tránh dữ”, giúp đôi lứa nên duyên thuận lợi, gia đình hòa thuận, con cháu sum vầy.
Ngoài việc chọn ngày giờ hoàng đạo, ba yếu tố được xem xét kỹ nhất là: hạn Tam Tai, tuổi Kim Lâu, phạm Thái Tuế.
Xem tuổi trước khi cưới là một phần thủ tục phổ biến tại Việt Nam
Cách tính tuổi mụ lấy chồng
Khi xem tuổi cưới hỏi theo phong tục truyền thống, đa số người Việt sẽ sử dụng tuổi mụ, tức là tuổi tính theo Âm lịch và cộng thêm 1 tuổi (được hiểu là khoảng thời gian trong bụng mẹ). Đây là cơ sở để luận giải các yếu tố như Kim Lâu, Tam Tai, Thái Tuế,…
Công thức: Tuổi mụ = Năm cưới hỏi (âm lịch) – Năm sinh (âm lịch) + 1
Ví dụ:
- Người sinh tháng 8 năm 1996 (Bính Tý), năm xem tuổi: 2025 (Ất Tỵ) => Tuổi mụ = 2025 – 1996 + 1 = 30 tuổi
- Người sinh tháng 3 năm 2000 (Canh Thìn), nNăm xem tuổi: 2025 (Ất Tỵ) => Tuổi mụ = 2025 – 2000 + 1 = 26 tuổi
Vậy lấy chồng có tính tuổi mụ không? Câu trả lời là có. Dù nhiều người hiện nay quen dùng tuổi dương lịch, nhưng khi bước vào các nghi lễ truyền thống như cưới hỏi, việc tính tuổi mụ lấy chồng vẫn được áp dụng phổ biến.
Cần nắm rõ cách tính tuổi mụ lấy chồng để tính cho chính xác
Phạm Thái Tuế là gì? Cách tính tuổi phạm Thái Tuế
Khái niệm Thái Tuế trong văn hóa phương Đông
Thái Tuế là vị thần chủ quản vận hạn từng năm, gắn với mỗi con giáp trong chu kỳ 12 năm hoặc 60 năm (Lục Thập Hoa Giáp).
Trong chiêm tinh học, Thái Tuế còn là tên gọi khác của sao Mộc (Jupiter), di chuyển qua từng cung hoàng đạo, ảnh hưởng mạnh đến vận khí, sự thay đổi, cát hung trong năm.
Hiểu một cách tổng quát, Thái Tuế vừa mang ý nghĩa tâm linh (vị thần chủ quản), vừa liên quan đến thiên văn và triết lý ngũ hành. Người xưa tin rằng nếu tuổi của ai trùng hoặc xung khắc với Thái Tuế của năm thì dễ gặp biến động trong công việc, sức khỏe, hôn nhân,… Tuy nhiên, Thái Tuế không chỉ mang ý nghĩa xui rủi mà còn tượng trưng cho sự thay đổi và vận động theo tự nhiên - điều con người cần thận trọng nhưng không nhất thiết phải sợ hãi.
Thái Tuế vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa liên quan đến thiên văn và triết lý ngũ hành
Có bao nhiêu dạng phạm thái tuế?
Phạm Thái Tuế là cách gọi khi tuổi con giáp của một người có mối xung khắc nào đó với con giáp của năm hiện tại – năm mà Thái Tuế Tinh Quân cai quản.
Có 5 trường hợp được coi là phạm Thái Tuế:
- Trực Thái Tuế (năm tuổi): Tuổi trùng con giáp năm cưới hỏi.
- Xung Thái Tuế: Tuổi nằm trong cặp lục xung với năm cưới (vd: Tý – Ngọ, Sửu – Mùi…).
- Hình Thái Tuế: Tuổi tương hình (có quan hệ gây tổn thương) với con giáp năm cưới.
- Hại Thái Tuế: Tuổi rơi vào nhóm lục hại với năm cưới hỏi (vd: Tý – Mùi, Dần – Tỵ…).
- Phá Thái Tuế: Tuổi thuộc nhóm tương phá (gây bất ổn) với năm cưới.
Theo quan niệm xưa, phạm Thái Tuế thì dễ gặp biến động lớn trong năm
Cách tính tuổi phạm Thái Tuế
Để tính tuổi Thái Tuế bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Xác định con giáp năm bạn cần xem (ví dụ 2025 là Tỵ)
- Bước 2: Xác định tuổi con giáp của bạn (theo năm sinh âm lịch)
- Bước 3: So sánh với con giáp năm theo các mối quan hệ:
+ Trùng năm (Trực Thái Tuế)
+ Lục xung, lục hại, tương hình, tương phá (xem bảng đối chiếu 12 con giáp).
Ví dụ
Bảng đối chiếu phạm Thái Tuế từng năm |
|||||
Năm cưới |
Trực Thái Tuế |
Xung Thái Tuế |
Hình Thái Tuế |
Hại Thái Tuế |
Phá Thái Tuế |
2025 (Ất Tỵ) |
Tỵ |
Hợi |
Dần |
Thân |
Dậu |
2026 (Bính Ngọ) |
Ngọ |
Tý |
Mão |
Sửu |
Dậu |
Ảnh hưởng của phạm Thái Tuế đến cưới hỏi
Theo dân gian, phạm Thái Tuế dễ gặp bất lợi: tâm lý bất an, công việc trục trặc, tình cảm khó suôn sẻ. Tuy nhiên, không phải cứ phạm là sẽ xui xẻo, bởi vận số còn chịu tác động từ nhiều yếu tố khác (tử vi cá nhân, ngày giờ cưới, phúc đức gia đình…).
Phạm Thái Tuế có nên cưới hỏi không?
Câu trả lời là: Không cấm kỵ tuyệt đối, chỉ nên tham khảo về các sao hạn. Bởi vì phạm Thái Tuế không đồng nghĩa chắc chắn sẽ gặp xui xẻo hay hôn nhân trắc trở. Theo góc nhìn hiện đại, đây chỉ là một yếu tố tham khảo trong hệ thống tử vi, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như lá số tử vi, vận hạn cá nhân, phúc đức gia đình và cách sống của mỗi người. Do đó, để xem ngày cưới hỏi thì cần xét toàn diện ngày tháng, năm cưới có gặp những hạn nào, không chỉ dựa vào một hạn mà lo sợ.
Bên cạnh đó, có thể hóa giải bằng cách chọn ngày giờ đẹp, làm lễ dâng sao, tăng cường các hoạt động thiện lành, vun đắp tình cảm.
Phạm Thái Tuế không có nghĩa sẽ phải hoãn cưới
>>> Có thể bạn quan tâm: Các ngày đại lợi cho nàng dâu về nhà chồng (theo 12 con giáp)
Hạn Tam Tai là gì? Phạm Tam Tai có nên cưới hỏi?
Hạn Tam Tai là gì?
Tam Tai là 3 năm liên tiếp trong mỗi chu kỳ 12 năm, được xem là thời điểm “vận xấu” có thể xảy ra biến cố lớn về sức khỏe, tiền tài, tình cảm. Gọi là “tam tai” vì chữ “tam” là ba, “tai” là tai họa, rủi ro.
Cách tính tuổi Tam Tai
Tam Tai tính theo nhóm tam hợp con giáp (3 con giáp hợp nhau cùng phạm Tam Tai vào 3 năm giống nhau):
- Nhóm tam hợp 1: Tuổi Tý, Thìn, Thân sẽ gặp Tam Tai vào các năm: Dần, Mão, Thìn
- Nhóm tam hợp 2 : Tuổi Mão, Mùi, Hợi sẽ gặp Tam Tai vào các năm: Tỵ, Ngọ, Mùi
- Nhóm tam hợp 3: Tuổi Ngọ, Dần, Tuất sẽ gặp Tam Tai vào các năm: Thân, Dậu, Tuất
- Nhóm tam hợp 4: Tuổi Sửu, Tỵ, Dậu sẽ gặp Tam Tai vào các năm: Hợi, Tý, Sửu
Tuổi Tam Tai được tính theo nhóm tam hợp
Mức độ ảnh hưởng trong 3 năm Tam Tai
Trong ba năm Tam Tai, vận hạn sẽ diễn ra theo từng giai đoạn, và năm thứ hai thường là nặng nhất. Tuy mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào bản mệnh, ngày giờ sinh và sao chiếu mệnh, nhưng việc hiểu rõ từng năm sẽ giúp bạn có hướng ứng xử phù hợp hơn.
- Năm đầu Tam Tai: Tránh bắt đầu việc lớn. Không nên khởi công xây dựng, cưới hỏi hay mở công ty. Chỉ nên tiếp tục các việc đã làm từ trước.
- Năm thứ hai Tam Tai: Khó khăn nhất. Tuyệt đối không nên bỏ dở công việc đang dang dở. Người làm tự do dễ mất việc hoặc giảm thu nhập.
- Năm cuối Tam Tai: Vận hạn nhẹ hơn, nhưng vẫn nên tránh kết thúc việc trọng đại. Hãy tập trung sống tích cực, làm việc thiện để hóa giải phần nào vận xấu.
Năm phạm Tam Tai cưới được không?
Tùy quan niệm từng gia đình, nhưng Tam Tai chỉ là yếu tố tham khảo. Nếu thật sự sẵn sàng, chọn ngày giờ đẹp, hóa giải bằng lễ cúng, làm nhiều việc thiện lành. Ngày nay, nhiều đôi vẫn cưới vào năm Tam Tai và có hạnh phúc viên mãn.
Thay vì lo sợ tam tai cưới được không hãy bình tĩnh đánh giá tổng thể
Năm phạm tuổi Kim Lâu là gì? Có thực sự kiêng kỵ đến vậy?
Tuổi Kim Lâu là gì?
Kim Lâu xuất phát từ Kinh Dịch, là những tuổi được coi là không tốt để làm việc lớn, đặc biệt là cưới hỏi và xây nhà. Người Việt thường tính Kim Lâu dựa trên tuổi âm lịch (tuổi mụ) của cô dâu (với cưới hỏi) hoặc chú rể (với xây nhà).
Các loại phạm Kim Lâu cần lưu ý
Theo tín ngưỡng, Kim Lâu là tuổi xấu được tính theo tuổi âm lịch của người nữ (thường là cô dâu), và chia thành 4 loại:
- Kim Lâu Thân: Hại bản thân
- Kim Lâu Thê: Hại chồng
- Kim Lâu Tử: Hại con cái
- Kim Lâu Lục Súc: Hại gia súc, ảnh hưởng làm ăn (thường tính trong xây nhà)
Kim Lâu là một khái niệm bắt nguồn từ Kinh Dịch
Cách tính tuổi năm Kim Lâu khi cưới hỏi
Khi xem tuổi cưới hỏi và hạn Kim Lâu thì thường sẽ xem tuổi nữ (Vợ) thay vì xem tuổi nam. Xem hạn Kim Lâu cho nam thường là để xây nhà, động thổ.
Cách tính tuổi Kim Lâu cho nữ giới
- Bước 1: Tính tuổi mụ (tuổi âm lịch). Lấy tuổi thật (tính đến năm cưới) + 1 tuổi mụ.
- Bước 2: Chia tuổi mụ cho 9 và lấy số dư
- Bước 3: Lấy tuổi mụ, xét số cuối:
+ Đuôi 1: Kim Lâu Thân
+ Đuôi 3: Kim Lâu Thê
+ Đuôi 6: Kim Lâu Tử
+ Đuôi 8: Kim Lâu Súc
+ Đuôi 0, 2, 4, 5, 7, 9: Không phạm Kim Lâu
Ví dụ:
- Nữ sinh năm 2000, cưới năm 2025: 2025-2000+1=26 (đuôi 6, phạm Kim Lâu Tử).
- Nữ sinh 1999, cưới 2025: 2025-1999+1=27 (đuôi 7, không phạm)
Cách tính tuổi Kim Lâu cho nam giới
Lấy tuổi mụ chia cho 9 lấy số dư:
- Dư 1: Kim Lâu Thân
- Dư 3: Kim Lâu Thê
- Dư 6: Kim Lâu Tử
- Dư 8: Kim Lâu Lục Súc
- Dư 0, 2, 4, 5, 7: không phạm Kim Lâu
Có nhiều cách tính Kim Lâu được lưu truyền từ thời xa xưa
Lưu ý:
- Khi cưới hỏi, ưu tiên tính tuổi Kim Lâu cho nữ (cô dâu).
- Khi xây nhà, ưu tiên tính tuổi Kim Lâu cho nam (chủ nhà).
- Ở một số gia đình kỹ tính, cả hai cùng kiểm tra, chọn cách hóa giải đơn giản (mượn tuổi, chọn ngày đẹp, xin dâu hai lần…).
>>> Một số ngày kiêng kỵ cưới hỏi theo quan niệm dân gian
Tuổi Kim Lâu cưới được không?
Cách hóa giải năm Kim Lâu trong cưới hỏi
- Làm lễ xin dâu hai lần (lễ tượng trưng, sau đó lễ chính).
- Cưới sau ngày Đông Chí âm lịch hoặc sau sinh nhật âm của cô dâu (đã sang tuổi mới).
- Tham khảo thêm ngày giờ đẹp hoặc chuyên gia phong thủy nếu muốn yên tâm.
>>> Các năm phạm có được lên đèn khi làm lễ không?
Năm phạm tuổi Kim Lâu có cưới được không?
Câu trả lời là tuỳ theo dạng Kim Lâu mà vợ/ chồng phạm cũng như tuỳ theo quan niệm và mức độ tin của gia đình. Theo quan niệm xưa thì nên hạn chế cưới trong năm phạm các dạng Kim Lâu thê, tử và thân. Tuy nhiên có thể hoá giải bằng nhiều cách, đôi bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia khi gặp năm phạm Kim Lâu để chọn được ngày lành tháng tốt nhé!
Ngoài ra, thực tế, nhiều cặp đôi vẫn hạnh phúc dù cưới vào năm Kim Lâu, bởi yếu tố cốt lõi là sự hòa hợp, yêu thương, chuẩn bị kỹ càng của hai bên gia đình.
Nếu bạn lo lắng, có thể thực hiện các cách hoá giải tuổi Kim Lâu trong cưới hỏi
Có nên kiêng tuyệt đối Tam Tai, Kim Lâu, Thái Tuế khi cưới hỏi?
Các yếu tố Tam Tai, Kim Lâu, Thái Tuế mang ý nghĩa tâm linh, chủ yếu nhằm cầu mong bình an, suôn sẻ khi khởi đầu cuộc sống mới. Tuy nhiên, nên xem như yếu tố tham khảo, không quyết định hoàn toàn.
Ngày nay, sự hạnh phúc của hôn nhân phụ thuộc vào sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thấu hiểu, yêu thương và đồng thuận từ hai bên gia đình. Nếu hai bạn thực sự sẵn sàng, hãy tự tin tổ chức lễ cưới và dùng các cách hóa giải (chọn ngày đẹp, xin dâu hai lần, làm việc thiện…) để an tâm, chúc cho khởi đầu mới viên mãn.
Nếu đôi bạn đã chọn được ngày lành tháng tốt cho lễ cưới của mình thì hãy để Gala Center đồng hành cùng bạn trên hành trình đánh dấu khoảnh khắc trọng đại nhất của nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Tuổi nào đẹp để cưới năm 2026? Chi tiết các ngày cưới hỏi đẹp trong năm 2026
>>> Vì sao chọn ngày cưới hỏi dựa vào lịch âm?
>>> Check nhanh bảng giá thực đơn nhà hàng tiệc cưới Gala Center Hoàng Văn Thụ
Bài viết liên quan
Sảnh tiệc cưới đẹp giúp ngày vui thêm trọn vẹn. Xem ngay hình ảnh thực tế TOP các sảnh tiệc sang trọng, đa dạng quy mô tại Gala Center và cách chọn sảnh cưới đẹp.
Chi tiết bảng giá thực đơn tiệc cưới tại Gala Center quận Tân Bình từ 5 triệu đồng/ bàn tiệc. Với đa dạng thực đơn và dịch vụ chất lượng giúp hôn lễ trọn vẹn.

Năm 2026 tuổi nào nên cưới, tháng nào đẹp, ngày nào tốt? Xem ngay danh sách ngày cưới đẹp và những lưu ý phong thủy để hôn nhân hạnh phúc.

Là một địa điểm lý tưởng có thể biến đổi đa dạng từ tiệc cưới, tiệc cá nhân ấm cúng, sang trọng đến những sự kiện công ty chuyên nghiệp, hoành tráng, Gala Center hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm vô cùng đặc sắc và thú vị.