8 sính lễ đón nàng về dinh mà bạn cần chuẩn bị

Trong phong tục cưới truyền thống của Việt Nam, lễ cưới là một phần không thể thiếu và quan trọng nhất của đám cưới bởi đây là lúc nhà trai chính thức tới ra mắt với gia đình nhà gái dưới sự chứng giám của ông bà tổ tiên. Hiện nay, khi bạn sử dụng dịch vụ tổ chức tiệc cưới thì sính lễ sẽ được chuẩn bị từ A đến Z, thế nhưng không nhiều người hiểu rõ về chúng. Vậy ý nghĩa của những sính lễ này là gì và bạn nên chuẩn bị ra sao thì hãy theo dõi tới cuối bài viết này nhé.

Vàng cưới

Bộ vàng dành tặng cặp đôi bắt đầu cuộc sống mới

Bộ vàng dành tặng cặp đôi bắt đầu cuộc sống mới

Vàng cưới là một trong những thứ không thể thiếu trong lễ cưới bởi bộ vàng cưới được xem là một trong những món quà cưới mà bố mẹ chồng dành cho con dâu như của hồi môn cho cặp đôi bắt đầu những chặng đường đầu tiên xây dựng gia đình.

Hiện nay, tùy vào kinh tế của mỗi gia đình mà giá trị của bộ vàng cưới có thể khác nhau. Thông thường, bộ vàng cưới sẽ thường bao gồm: một chiếc kiềng hoặc dây chuyền, lắc tay và đôi bông tai dành tặng cho cô dâu. Khác với những sính lễ khác có thể được dịch vụ tổ chức tiệc cưới chuẩn bị, nhưng đối với vàng cưới thì cần chính tay nhà trai chuẩn bị trong việc lựa chọn và trao tặng.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần lưu ý đối với nhà trai trong ngày lễ đám hỏi

Trầu cau

Trầu cau tượng trưng cho sự gắn bó của đôi vợ chồng mới

Trầu cau tượng trưng cho sự gắn bó của đôi vợ chồng mới

“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, đối với người Việt Nam, trầu cau như lời chào của cô dâu chú rể tới hai họ gia đình. Trầu cau còn mang ý nghĩa gắn bó và thủy chung của cặp đôi, bởi trầu cau được khắc họa bởi hình ảnh dây trầu xanh tốt quấn chặt lấy cây cau. Khi ăn trầu và cau hòa quyện với nhau tạo nên một màu đỏ thắm ẩn chứa ý nghĩa tượng trưng cho sự sắc son và mặn nồng của đôi vợ chồng mới cưới.

Từ thuở vua Hùng, người Việt Nam ta đã có phong tục ăn trầu, phong tục này bắt đầu từ cha ông mới dựng nước và được giữ gìn, lưu truyền cho đến nay. Do đó, thật không có gì ngạc nhiên khi trầu cau luôn là một trong những mâm quả quan trọng không thể thiếu trong lễ cưới trọng đại của người dân Việt Nam.

Đọc thêm: Tìm hiểu 6 nghi lễ quan trọng trong phong tục cưới người Việt mà bạn nên biết

Lễ nạp tài

Lễ nạp tài cảm ơn sự nuôi dưỡng của cha mẹ cô dâu

Lễ nạp tài cảm ơn sự nuôi dưỡng của cha mẹ cô dâu

Tiền đen được gọi là phong bì tiền hay lễ đen, lễ nạp tài. Đây mà một phong tục tập quán của người Việt Nam khi nhà trai bày tỏ sự biết ơn đến công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ cô dâu. Tiền đen cũng được coi là sính lễ cưới tượng trưng cho việc thách cưới của nhà gái đối với nhà trai.

Thông thường trước đây, lễ đen sẽ có con số cụ thể phụ thuộc vào sự thách cưới của nhà gái. Nhưng ngày nay, số tiền lễ đen được giảm đi rất nhiều, và nhà gái sẽ xem xét vào tình hình kinh tế của nhà trai để đưa ra quyết định.

Trái cây

Trái cây trong lễ cưới thường được dịch vụ tổ chức tiệc cưới chuẩn bị chu đáo để mang đến sự hài lòng của cả hai bên gia đình

Trái cây trong lễ cưới thường được dịch vụ tổ chức tiệc cưới chuẩn bị chu đáo để mang đến sự hài lòng của cả hai bên gia đình

Mâm trái cây là một phần không thể thiếu trong sính lễ đám cưới với những loại quả tươi ngon, căng mọng như táo, nho, lê, cam, xoài ... Những loại trái cây này thường được dùng để dâng hương cho tổ tiên để chứng giám cho sự nên duyên của đôi uyên ương. 

Trái cây là sự kết tinh của sự vất vả gieo trồng để cho ra những trái ngọt. Vậy nên mâm trái cây còn tượng trưng và mong ước cho tình yêu, cuộc sống mới của đôi uyên ương luôn ngọt ngào và sớm tạo ra “trái ngọt”.

Bánh

Bánh phu thê biểu tượng cho sự gắn bó

Bánh phu thê biểu tượng cho sự gắn bó

Phong tự cưới ở mỗi miền có thể sẽ có sự khác nhau nhưng mâm bánh trong sính lễ cưới ở cả ba miền là một phần không thể thiếu của đám cưới Việt. Mâm bánh trong sính lễ cưới thường được gọi là bánh phu thê.

Trong từ điển tiếng Hán, “Phu Thê” có nghĩa là vợ chồng, là sự tượng trưng cho ước vọng về tình yêu son sắc, thủy chung. Ở miền Bắc, bánh phu thê có hình tròn biểu thị cho mặt trời, bên trong có phần nhân thể hiện sự ôm ấp, che chở lẫn nhau của cặp đôi. Ở miền Bắc, bánh sẽ thường được nặn bằng hình tròn, nhuộm đỏ và vàng bằng phẩm màu tự nhiên và gói trong giấy bóng kính, tạo thành khuôn và đóng hộp. Và tùy theo từng miền, miền Trung và Nam sẽ có những tạo hình và màu sắc bánh khác nhau.

Xôi gấc

Xôi gấc cho sự đủ đầy, ấm no cho cuộc sống mới của đôi trẻ

Xôi gấc cho sự đủ đầy, ấm no cho cuộc sống mới của đôi trẻ

Trong sính lễ, ta thường thấy xôi gấc trong sính lễ cưới ở mỗi miền sẽ khác nhau, nhưng xôi gấc là một sính lễ không thể thiếu. Nền văn minh nước Việt Nam gắn liền với lúa nước, do đó xôi gấc cũng phần nào tái hiện được nét văn hóa nguồn cội ta trong buổi lễ truyền thống. Nhưng tại sao là xôi gấc mà không phải là xôi khác, bởi xôi gấc ngon cần được nấu bởi gạo nếp dẻo, thơm ngon nhất và với màu đỏ tươi tượng trưng cho sự may mắn, màu đỏ của sự kết đôi. Do đó, mâm lễ đầy xôi cùng với gà thể hiện sự sung túc, ấm no và mong muốn đôi vợ chồng mới sẽ tràn ngập may mắn trong hôn nhân. 

Heo quay

Heo quay tượng trưng cho con đàn cháu đống, nhiều tài lộc

Heo quay tượng trưng cho con đàn cháu đống, nhiều tài lộc

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, heo mẹ mang ý nghĩa là có khả năng sinh sản và đem lại sự giàu có. Do đó, heo quay hay được sử dụng với ý nghĩa mang đến nguồn tài chính ổn định, con đàn cháu đống cho đôi vợ chồng mới cưới. 

Trong các lễ cưới, thông thường sính lễ chỉ cần khoảng 5 mâm là đủ. Tuy nhiên, tùy vào tài chính, sự chu đáo của nhà trai mà sinh lễ có thể có thêm heo quay như một lời chúc phúc cho cô dâu chú rể mau chóng có tin vui.

Trà, rượu và nến

Ly rượu, chén trà dâng lên ông bà tổ tiên chứng giám cho đôi trẻ

Ly rượu, chén trà dâng lên ông bà tổ tiên chứng giám cho đôi trẻ

Trà, rượu và nến là sính lễ cưới bắt buộc phải có, bởi đây là sinh lễ để dâng lên ông bà tổ tiên, thể hiện lòng thành kính và là cầu nối để ông bà trở về chứng giám cho đôi vợ chồng trẻ nên duyên vợ chồng. Thông thường, mâm lễ trà, rượu, nến sẽ đi đầu tiền và được thắp lên để bắt đầu những nghi thức cần có trong buổi lễ đón dâu.

Những thông tin trên có thể khiến bạn không biết nên bắt đầu chuẩn bị như thế nào. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo dịch vụ tổ chức tiệc cưới trọn gói để giúp bạn chuẩn bị mọi vấn đề, lễ cưới trong buổi lễ của bạn. Do đó, sẽ giúp cho buổi lễ cưới của bạn được chu toàn, và đầy đủ hơn nhiều.

Tổng kết

Bên trên là tổng hợp 8 sính lễ mà bạn nên chuẩn bị để đón nàng về dinh. Tuy nhiên, tùy vào vùng miền bạn ở mà có thể cân nhắc thay đổi hoặc thêm vào những sính lễ tượng trưng ở nơi bạn sống. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về xu hướng cưới, kinh nghiệm tổ chức tiệc cưới, bạn đừng ngần ngại liên hệ với dịch vụ tổ chức tiệc cưới Gala Center để tìm hiểu thêm và được tư vấn nhé!

Tìm hiểu thêm: Những lý do khiến dịch vụ cưới trọn gói của Gala Center luôn được tin tưởng lựa chọn bởi nhiều cặp đôi

Bài viết liên quan

ImageKhám phá phong vị đặc sắc trong những mẫu thực đơn cưới miền Nam

Thực đơn đám cưới miền Nam là sự kết hợp hài hòa giữa các món ăn đậm đà hương vị quê hương. Cùng Gala Center khám phá các món ăn tiệc cưới miền Nam nhé.

ImageMùa cưới là mùa nào? Cách chọn thời điểm, địa điểm cho đám cưới

Cùng Gala Center tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi "Mùa cưới là mùa nào?" và khám phá thêm về những điều cần biết khi bạn lựa chọn thời điểm cho đám cưới của mình.

ImageNhững điều kiêng kỵ trong đám cưới mà bạn nên biết

Tổng hợp những điều kiêng kỵ trong đám cưới mà cô dâu chú rể nên biết, và cách trang trí bàn thờ gia tiên sao cho phù hợp và trang trọng

bg
Đồng hành
CÙNG KHOẢNH KHẮC
icon

Là một địa điểm lý tưởng có thể biến đổi đa dạng từ tiệc cưới, tiệc cá nhân ấm cúng, sang trọng đến những sự kiện công ty chuyên nghiệp, hoành tráng, Gala Center hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm vô cùng đặc sắc và thú vị.

iconiconicon